Cận thị có giảm độ được không; những phương pháp được truyền tai nhau rất nhiều như tập luyện, đeo kính áp tròng, mổ laser… liệu có thực sự giúp giảm độ cận thị hiệu quả? Cùng đi tìm lời giải nhé!
Bài tập có giúp giảm độ cận thị không?
Không một bác sĩ nhãn khoa nào khẳng định các bài tập có thể cải thiện độ cận thị. Nhưng chúng có thể giúp cho mắt đỡ mỏi, kích ứng và khó chịu hơn; hạn chế tình trạng đau nhức đầu do cận thị. Đó là nhờ tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cho mắt, cải thiện độ săn chắc của cơ vận nhãn và thúc đẩy lưu thông máu.
Một số bài tập được các bác sĩ nhãn khoa khuyên nên thực hiện hằng ngày bao gồm:
-
Quy tắc 20 – 20 – 20: Cứ sau 20 phút, dành 20 giây để nghỉ ngơi. Lúc này, hãy tập trung mắt nhìn vào một thứ gì đó cách xa ít nhất 6 mét.
-
Thay đổi tiêu điểm: Rèn luyện sự tập trung cho mắt bằng cách giữ một ngón tay cách mắt vài chục centimet, nhìn tập trung vào ngón tay, sau đó từ từ đưa nó ra xa nhưng vẫn duy trì sự tập trung này. Tiếp theo, đưa ngón tay về gần. Bạn nên tập lần lượt cho từng bên mắt.
-
Hình số 8: Chọn một khoảng trống trên sàn, di chuyển mắt theo hình số 8 trong 30 giây sau đó chuyển hướng.
-
Nhìn xung quanh phòng: Hãy ngồi một góc thoải mái và quét mắt khắp phòng. Thi thoảng dừng lại tập trung vào từng đồ vật trong tầm nhìn của bạn, ở đa dạng khoảng cách từ gần đến xa.
Đeo kính áp tròng ban đêm là cách giảm cận thị vào ban ngày
Một số loại kính áp tròng được đeo khi đi ngủ để tạo áp lực nhẹ lên mắt, giúp tạm thời điều chỉnh hình dạng của giác mạc để người cận thị có thể nhìn rõ hơn trong thời gian ngày hôm sau mà không cần dùng bất kỳ loại kính nào khác. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng có thể giảm độ cận thị lâu dài.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách giảm cận thị 1 – 2 độ mà không cần phẫu thuật thì có thể tham khảo phương pháp này, nhưng hãy nhớ cách giảm cận thị này chỉ có hiệu quả tạm thời. Nếu không đeo kính áp tròng ban đêm nữa thì người cận thị vẫn tiếp tục nhìn mờ trở lại.